Giới thiệu về bản Nậm Cang

Nậm Cang là xã có vị trí xa xôi, hẻo lánh nhất của huyện Sa Pa, cách thị trấn Sa Pa 36km (90 phút đi xe). Cả xã có 267 hộ gia đình với dân số vào khoảng 1.578 người. Bản Nậm Cang là nơi sinh sống của cộng đồng người Dao Đỏ và người H’mong Đen.

Trước những năm 2000, khoảng 80% các hộ dân ở đây sống trong nghèo đói, thiếu thức ăn và hơn 70% dân cư không biết chữ. 

Ngày nay, nhờ vào sự nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ khu vực này, chẳng hạn như dự án thí điểm trồng thảo quả trên 600 hecta đất đã tạo ra năng suất kinh tế cao, đồng thời các sáng kiến khác nhau của Topas như cải thiện cơ sở hạ tần địa phương với cầu treo an toàn, bể chứa nước, thùng rác, đường trải nhựa, cải tạo lại trường học và nhà cửa cũng như xây dựng lớp học đã góp phần vào việc tạo nên không gian an toàn hơn cho cộng đồng sử dụng. 

Mái ấm xa nhà của bạn

Kỳ nghỉ của bạn tại Topas Riverside Lodge không đơn thuần chỉ là lưu trú tại homestay hay bất cứ các khu nghỉ dưỡng hạng sang khác. Thay vào đó, mời bạn đến với bản Nậm Cang để khám phá khung cảnh thiên nhiên rực rỡ và những con đường cổ kính uốn quanh khu vườn của gia đình, những ngôi nhà gỗ, và những người phụ nữ cùng nhau may vá, nựng những chú chó và mèo bản, đập tay chào hỏi những đứa trẻ đáng yêu đang trên đường đi học về, đồng thời mở rộng tầm nhìn về thế giới thông qua các cuộc du ngoạn tìm về với thiên nhiên và hoạt động giao lưu văn hoá. 

Khu nghỉ dưỡng được xây dựng hoàn toàn bằng các vật liệu địa phương, tuy không còn hoàn toàn giống kiểu nhà truyền thống của người Dao Đỏ, nhưng khu nghỉ vẫn giữ lại được các nét đặc trưng mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bản Nậm Cang, đặc biệt nhất là lò sưởi lớn trong gian bếp với giá phơi các loại thảo mộc rừng và 3 bồn tắm gỗ được chạm khắc bằng tay trong khu vực bồn ngâm. Ngoài trời có các vườn rau và thảo mộc hữu cơ, cùng với cây ăn quả góp phần tạo nên các món ăn ngon miệng mà bạn có thể tìm thấy trong thực đơn bữa trưa và tối. 

Mời bạn đến và ở cùng chúng tôi và dành cả ngày để đi bộ đường dài trong rừng tre, đạp xe trên các con đường núi địa hình gồ ghề, tìm hiểu về các nghề độc đáo của người dân bản như chế tác bạc, hái lá rừng, tham gia vào lớp học thêu thùa hoặc chỉ đơn giản là ngồi bên bờ suối với quyển sách trong tay và ngắm nhìn cuộc sống cứ thế được tiếp diễn.